TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỢT 1 NĂM HỌC 2019 – 2020

767

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC TỔ CHỨC CHƯƠNG TRÌNH PHỔ BIẾN GIÁO DỤC PHÁP LUẬT ĐỢT 1 NĂM HỌC 2019 – 2020

Giàng A Tụa – Chuyên viên Phòng CTCT-QLNH

Sáng ngày 05/11/2019, Trường Đại học Tây Bắc đã tổ chức Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật đợt 1 năm học 2019 – 2020 cho đội ngũ giảng viên và sinh viên trong toàn trường theo Kế hoạch năm học và Hướng dẫn hưởng ứng Ngày Pháp luật năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Tham dựChương trình, về phía Ban Giám hiệu Nhà trường có: NGƯT.TS Đinh Thanh Tâm – Hiệu trưởng Nhà trường; TS. Đoàn Đức Lân – Phó Hiệu trưởng;đại diện lãnh đạo các phòng, ban, khoa, trung tâm; đại diện Ban Chấp hành Hội Sinh viên, Ban Chấp hành Đoàn trường, Văn phòng Đảng ủy, Văn phòng Công đoàn;lãnh đạo, trợ lý, giảng viên các khoa và hơn 600 sinh viên, Lưu học sinh của 6 khoa tham dự.

Sau phần khai mạc Chương trình, Hội trường được nghe lãnh đạo Nhà trường và các báo cáo viên báo cáo các chuyên đề như sau:

NGƯT.TS. Đinh Thanh Tâm – Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã phổ biến Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về nhiệm vụ và giải pháp năm học 2019 – 2020 của ngành Giáo dục (Chỉ thị số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). Đồng chí đã nêu rõ 9 nhóm nhiệm vụ và 5 nhóm giải pháp. Tại mỗi nhóm nhiệm vụ, đồng chí đều chỉ rõ những điều Nhà trường đã làm và đang làm: Nhà trường đang quan tâm việc học tiếng Anh, tin học để nâng cao năng lực chuyên môn, nghề nghiệp cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trong toàn trường; quan tâm tổ chức thi tiếng Anh trên máy vi tính; thông báo chuẩn đầu ra cho người học để các em cố gắng học tập để có việc làm; quan tâm xây dựng kế hoạch trung hạn 2021 –  2025 và tầm nhìn 2030… Hoạt động liên kết đào tạo phải làm đúng quy định; quan tâm đến việc thực hiện Đề án của thủ tướng chính phủ về hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp… Đối với các nhóm giải pháp cơ bản, đồng chí chỉ ra những công việc cần cụ thể hóa trong nâng cao năng lực lãnh đạo, quản lý cán bộ giáo dục;đưaviệc tăng cường các nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo vào trong dự án trung hạn 2021- 2025.Đoàn Đức Lân – Phó Hiệu trưởng Nhà trường phổ biến Luật số 43/2019/QH14 ngày 14/6/2019 của Quốc hội khóa XIV thông qua tại kỳ họp thứ 7 ban hành luật Giáo dục và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2020. Trong đó, đã chỉ ra những điểm mới trong Luật Giáo dục đại học sửa đổi năm 2018, tại các nội dung: Gắn đào tạo với nhu cầu sử dụng của thị trường lao động; không phân biệt văn bằng đại học theo hình thức đào tạo;giảng viên đại học có trình độ tối thiểu là thạc sĩ; bỏ quy định hiệu trưởng trường đại học có nhiệm kỳ 5 năm; đại học được tự chủ quyết định chính sách học phí, tuyển sinh; trường phải công khai mức học phí cả khóa học trên website; không được tiếp tục tuyển sinh nếu chưa kiểm định chất lượng; thời gian đào tạo xác định theo số lượng tín chỉ; nhà đầu tư được thành lập trường đại học theo hai phương thức…

Cũng trong Chương trình, TS. Đoàn Đức Lân đã phổ biến Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội về sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học với những nội dung cơ bản sau: Xác định 7 điểm mới cơ bản trong Luật Giáo dục năm 2019, trong đó làm rõ tính liên thông, phân luồng, hướng nghiệp trong giáo dục; Luật hóa chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Bổ sung loại hình trường tư thục không vì lợi nhuận; Nâng trình độ chuẩn đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học; Quy định chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí và chi phí sinh hoạt đối với học sinh, sinh viên sư phạm; Quy định chính sách về học phí đối với học sinh diện phổ cập; Quy định về đầu tư và tài chính cho giáo dục. Đồng thời đã nêu lên 08 điểm mới nổi bật của Luật Giáo dục 2019 mọi giáo viên nên biết: Từ 01/7/2020, giáo viên tiểu học, trung học phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên; Sinh viên sư phạm được hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt trong toàn khóa học; Người học sư phạm phải bồi hoàn học phí nếu làm việc không đúng ngành; Nhà giáo được ưu tiên hưởng tiền đặc thù, xếp lương theo vị trí việc làm; Nghiêm cấm giáo viên lợi dụng việc tài trợ, ủng hộ giáo dục để ép buộc đóng góp tiền hoặc hiện vật; Bổ sung loại trường tư thục không vì lợi nhuận; Miễn học phí học sinh THCS và Mầm non theo lộ trình từ ngày 01/7/2020; Từ 01/7/2020 mỗi môn học phổ thông sẽ có một hoặc một số sách giáo khoa.

ThS. Lò Văn Nét – Trưởng phòng Thanh tra – Pháp chế phổ biến Luật số 55/2014 QH13 ngày 23/6/2014 của Quốc hội về ban hành Luật Bảo vệ môi trường.Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường số 13 ngày 04/7/2019 do Quốc hội ban hành năm 2019 là sản phẩm hợp nhất của ba văn bản Luật. Bộ Luật gồm 20 chương, 170 điều. Trong đó, ThS. Lò Văn Nét đã trình bày các vấn đề quan trọng và liên quan trực tiếp tới cán bộ, viên chức và sinh viên như sau: Giải thích các từ ngữ về môi trường; Nguyên tắc bảo vệ môi trường gồm 8 điều; Những hoạt động môi trường cần được khuyến khích tại điều 6 của Bộ Luật; Những hành vi bị cấm trong bảo vệ môi trường tại điều 7 của Luật; Trách nhiệm bảo vệ môi trường. Liên quan đến trường Đại học Tây Bắc ThS đã nhấn mạnh trách nhiệm trên một số mặt như: Tại điều 145. Trách nhiệm và quyền của tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; Điều 146. Quyền và nghĩa vụ của cộng đồng dân cư.

Sau 3 giờ làm việc khẩn trương, nghiêm túc, Chương trình phổ biến giáo dục pháp luật đợt 1 đã diễn ra thành công, tốt đẹp.

Một số hình ảnh tại Chương trình:

NGƯT.TS. Đinh Thanh Tâm - Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Nhà trường đã phổ biến Chỉ thị 
       số 2268/CT-BGDĐT ngày 08/8/2019 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

     TS. Đoàn Đức Lân - Phó Hiệu trưởng Nhà trường phổ biến Luật số 43/2019/QH14 ngày 
             14/6/2019 và Luật số 34/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội
 
    ThS. Lò Văn Nét - Trưởng phòng Thanh tra - Pháp chế phổ biến Luật số 55/2014 QH13 
                               ngày 23/6/2014 của Quốc hội
 
        Quang cảnh Chương trình Phổ biến, giáo dục pháp luật đợt 1 năm học 2019 - 2020