Chức năng – Nhiệm vụ

1898

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA PHÒNG CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ VÀ QUẢN LÝ NGƯỜI HỌC


Cán bộ, viên chức của Phòng CTCT – QLNH

1.Chức năng

       Tham mưu cho Hiệu trưởng về các công tác: Chính trị, tư tưởng; công tác học sinh, sinh viên và học viên (sau đây gọi tắt là HSSV); công tác hướng nghiệp và tư vấn việc làm; kết nối và phục vụ cộng đồng của Nhà trường.

2. Nhiệm vụ

2.1. Công tác chính trị, tư tưởng

      – Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; Tham mưu giúp Hiệu trưởng định hướng dư luận, nắm bắt tình hình tư tưởng của cán bộ, viên chức, người lao động và HSSV; đề xuất các chủ trương, biện pháp giáo dục chính trị đối với cán bộ, viên chức, công chức, người lao động và HSSV trong toàn Trường.

       – Chủ trì tổ chức, phối hợp với các đơn vị hữu quan, chủ trì tổ chức các đợt học tập, sinh hoạt chính trị nhằm quán triệt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và HSSV.

      – Chủ trì tuyên truyền các ngày lễ, ngày hội do Trường tổ chức; đầu mối phối hợp với các cơ quan thông tấn, báo chí tổ chức các hoạt động phục vụ công tác truyền thông phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà trường.

      – Quản lý các hoạt động thông tin, tuyên truyền, quảng bá, báo chí, website đăng bài, đưa tin và các hoạt động đối nội, đối ngoại của Trường; tuyên truyền về các thành tích trong hoạt động của Nhà trường, các tấm gương người tốt, việc tốt điển hình của cán bộ, viên chức, công chức, người lao động và HSSV để quảng bá trong và ngoài Nhà trường.

      – Tổ chức “Tuần sinh hoạt công dân sinh viên” vào đầu khóa, đầu mỗi năm học, cuối khóa. Tổ chức các cuộc đối thoại định kỳ giữa sinh viên với lãnh đạo Nhà trường.

      – Theo dõi, nắm bắt diễn biến tư tưởng, hành vi của sinh viên để có sự định hướng, giáo dục; phối hợp ngăn chặn việc kích động, lôi kéo sinh viên tham gia các hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước, tham gia các tệ nạn xã hội, truyền đạo trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật; phối hợp xử lý các vụ việc về an ninh, trật tự Nhà trường và các vụ việc liên quan đến HSSV ở trong và ngoài Nhà trường.

2.2. Công tác học sinh, sinh viên

      – Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch công tác HSSV. Làm thẻ HSSV. Chỉ đạo HSSV bảo quản, sử dụng thẻ HSSV, mặc đồng phục theo quy định của Bộ và của Nhà trường.

      – Phối hợp với Trạm Y tế khám sức khoẻ cho HSSV mới nhập Trường, khám sức khoẻ định kỳ cho HSSV trong thời gian học tập; xử lý những trường hợp không đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành; triển khai công tác bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể; phối hợp với cơ quan bảo hiểm, các đơn vị chức năng có liên quan giải quyết các trường hợp HSSV bị ốm đau, tai nạn, rủi ro.

      – Thống kê, tổng hợp dữ liệu và quản lý, lưu trữ hồ sơ liên quan đến HSSV; giải quyết các công việc hành chính có liên quan đến HSSV. Điều tra, nắm bắt, phân loại các đối tượng HSSV, kịp thời đề xuất các nội dung, biện pháp rèn luyện, giáo dục đạo đức cho HSSV theo mục tiêu đào tạo của Trường.

     – Tổ chức và phối hợp triển khai thực hiện công tác đánh giá rèn luyện HSSV theo các quy chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

     – Thực hiện công tác khen thưởng và kỷ luật HSSV. Làm đầu mối giải quyết và trả lời khiếu tố, khiếu nại của HSSV.

     – Tổ chức triển khai và theo dõi việc thực hiện chế độ chính sách đối với sinh viên. Thực hiện các thủ tục hành chính cho HSSV: Học bổng khuyến khích, học bổng tài trợ, trợ cấp ưu đãi, trợ cấp xã hội, xét miễn giảm học phí, hỗ trợ học tập, hỗ trợ chi phí học tập, chương trình vay vốn học tập cho HSSV. Đề xuất với Ban Giám hiệu việc xét miễn giảm học phí, tạm hoãn đóng học phí cho sinh viên thuộc đối tượng chính sách và gia đình khó khăn.

     – Triển khai dịch vụ công tác xã hội trong trường học, tạo điều kiện giúp đỡ HSSV khuyết tật, HSSV diện chính sách có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Phối hợp với các tổ chức, cá nhân hảo tâm xây dựng, quản lý các quỹ học bổng; tổ chức trao học bổng tài trợ cho sinh viên xuất sắc, sinh viên có hoàn cảnh gia đình khó khăn.       – Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, phòng chống tội phạm ma túy, mại dâm, HIV/AIDS và các hoạt động khác có liên quan đến HSSV; hướng dẫn sinh viên chấp hành luật pháp, nội quy, quy chế; phát hiện và xử lý sinh viên có hành vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế… trong Nhà trường.

     – Chủ trì và phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các đơn vị có liên quan thực hiện công tác giáo dục: Lý tưởng cách mạng; đạo đức, lối sống; thể chất; thẩm mỹ cho HSSV.

     – Chủ trì và phối hợp với Đoàn Thanh niên, Hội Sinh viên, các đơn vị có liên quan tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao và các hoạt động ngoài giờ lên lớp khác trong và ngoài Trường. Tổ chức và quản lý các câu lạc bộ HSSV. Tổ chức cho HSSV tham gia các hoạt động hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao và các hoạt động khác do địa phương tổ chức.

     – Tham mưu cho Hiệu trưởng quản lý việc đăng ký tạm trú, tạm vắng của HSSV.

     – Thiết lập và phát triển hệ thống Ban Liên lạc Cựu sinh viên ở các tỉnh nhằm duy trì mối liên hệ giữa Nhà trường với địa phương và doanh nghiệp.

     – Phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện kế hoạch, chương trình học tập, thực tập, thi và kiểm tra học phần, học kỳ, thi tốt nghiệp.

     – Phối hợp với Phòng Tổ chức – Hành chính tổ chức lễ khai giảng, bế giảng năm học cho HSSV.

     – Phối hợp với Phòng Đào tạo tổ chức cấp bằng tốt nghiệp và thủ tục hồ sơ cho HSSV ra Trường.

     – Phối hợp các đơn vị có liên quan giải quyết các thủ tục hành chính cho HSSV chuyển trường, chuyển ngành học. Tiếp nhận và quản lý lưu học sinh nước ngoài và HSSV từ trường khác chuyển về học tập tại Trường theo quy chế hiện hành.

     – Phối hợp với chính quyền, công an và nhân dân địa phương địa bàn Trường nhằm đảm bảo trật tự an toàn xã hội và an toàn Nhà trường, giải quyết kịp thời vụ việc xảy ra. Chủ động phối hợp với chính quyền (phường, xã) giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, phối hợp xử lý nghiêm minh và kịp thời các vụ việc vi phạm quy tắc bảo vệ trật tự an ninh.

3. Công tác Tư vấn việc làm và Hướng nghiệp cho sinh viên. 

     – Tham mưu cho Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch tổ chức Hướng nghiệp và Tư vấn việc làm cho HSSV.

     – Tổ chức các hoạt động giới thiệu về chuyên ngành đào tạo của Trường, tư vấn phương pháp học tập, kỹ năng tiếp cận với ngành nghề, phổ biến các chính sách pháp luật của Nhà nước liên quan đến ngành nghề đào tạo; bổ sung kiến thức thực tế và các kỹ năng (kỹ năng sống, kỹ năng nghề nghiệp, việc làm) cần thiết để sinh viên có đủ khả năng thích ứng với môi trường làm việc sau khi tốt nghiệp.

     – Tổ chức các hoạt động tiếp cận với các đơn vị sử dụng lao động để thiết lập hệ thống thông tin về nhu cầu sử dụng lao động và khả năng đáp ứng của người học; tư vấn các kỹ năng giao tiếp, ứng xử, kỹ năng lập hồ sơ, thủ tục đáp ứng yêu cầu tuyển dụng; giới thiệu và tìm kiếm việc làm cho HSSV sau khi tốt nghiệp và những HSSV nghèo gặp khó khăn trong quá trình học tập.

     – Tư vấn, hỗ trợ HSSV xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập phù hợp với mục tiêu và năng lực; cung cấp thông tin về chương trình đào tạo, hướng dẫn HSSV tiếp cận các nguồn lực (về học thuật, tài chính, kỹ thuật…) nhằm nâng cao khả năng, học tập hiệu quả.

     – Tư vấn, hỗ trợ HSSV khi gặp phải các vấn đề về tâm lý – xã hội; phối hợp tổ chức các dịch vụ tư vấn, chăm sóc sức khỏe để có sự hỗ trợ, can thiệp cần thiết khi sinh viên gặp phải các vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và tinh thần.

     – Khảo sát thực tế tổng hợp hệ thống thông tin về tình hình người học có việc làm sau khi tốt nghiệp, tổng hợp cơ sở dữ liệu về người học đã tốt nghiệp hàng năm để cung cấp thông tin cho đơn vị sử dụng lao động; tiếp nhận thông tin phản hồi của đơn vị sử dụng lao động góp phần đánh giá chất lượng đào tạo của Trường.

4. Hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng

     Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động kết nối và cung cấp các dịch vụ phục vụ cộng đồng để thực hiện tầm nhìn và sứ mạng của Nhà trường, cụ thể:

     – Xây dựng quy định, hướng dẫn, cơ chế quản lý, kiểm tra, giám sát kết nối và phục vụ cộng đồng.

     – Thiết kế bảng hỏi và tổ chức khảo sát, lấy ý kiến phản hồi của cán bộ giảng viên, nhân viên và các bên liên quan đối với việc xây dựng kế hoạch kết nối và phục vụ cộng đồng.

     – Thu thập các minh chứng, dữ liệu liên quan đến kết nối và phục vụ cộng đồng.

     – Tuyên truyền, phổ biến các chính sách và hướng dẫn các hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng.

     – Triển khai được hệ thống đo lường, giám sát việc kết nối và phục vụ cộng đồng.

     – Xây dựng các văn bản quy định hệ thống đo lường (chỉ số, chỉ báo) kết quả kết nối và phục vụ cộng đồng.

     – Thu thập các thông tin phản hồi của các bên liên quan về loại hình, khối lượng tham gia vào hoạt động kết nối và phục vụ cộng đồng, đóng góp cho xã hội.

     Tổ chức khảo sát, báo cáo kết quả thực hiện các dịch vụ và kết nối cộng đồng đáp ứng nhu cầu và sự hài lòng của các bên liên quan hằng năm.